6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc chứng trầm cảm
Mỗi năm nước ta có 5.000 người tự tử do bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, chỉ số ít người nhận ra mình đang mắc chứng trầm cảm.
Hậu quả đáng sợ bệnh trầm cảm
Trầm cảm là rối loạn về cảm xúc, người bệnh trở nên buồn rầu, chán nản, mệt mỏi cảm thấy tương lai ảm đạm, thường gây ra sự suy giảm chức năng xã hội và công việc, nghề nghiệp, học hành.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm. Đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 về gánh nặng bệnh lý toàn cầu, sau bệnh lý về tim mạch.
Ước tính, có khoảng 3 - 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%.
Tuy nhiên, chỉ khoảng 25% người mắc trầm cảm được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
WHO ghi nhận khoảng 5.000 người chết do tự tử vì bệnh trầm cảm mỗi năm ở Việt Nam.
Bệnh trầm cảm cướp đi sinh mạng hàng nghìn người mỗi năm ở VN |
Dù không bị xã hội kỳ thị, xa lánh như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh… nhưng trầm cảm lại mang dấu hiệu nguy hiểm khác, đó là suy nghĩ về cái chết, là ý tưởng tự tử.
Đã có nhiều trường hợp giết người rồi tự tử, mà nguyên nhân là do trầm cảm. Cụ thể như sát hại trẻ sơ sinh sau sinh; cha mẹ giết con; thanh thiếu niên giết cha mẹ; giết người cao tuổi; giết người hàng loạt.
Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm
Hội chứng trầm cảm có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, trầm cảm xuất phát từ một biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài nên từ tâm lý tác động lên thể lý (thực thể) hoặc có thể do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm: thuốc an thần kinh (aminazin); thuốc gây nghiện như (thuốc an thần, ma túy đá).
Một số nhà sinh lý học tin rằng nguyên nhân gây trầm cảm có thể nằm ở vấn đề di truyền. Hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh serotonin thấp cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Theo một bác sĩ ở bệnh viện Tâm thần TP.HCM, lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 18 - 45, tỉ lệ nữ lớn gấp đôi nam.
Khi người thân bị trầm cảm, hãy quan tâm, động viên và sẻ chia với họ |
- Luôn buồn chán, bi quan, mất quan tâm thích thú đối với các công việc hàng ngày và mất sự cố gắng trong lao động chân tay, trí óc, mệt mỏi, kiệt sức.
- Khó tập trung, giảm chú ý, hay quên, giao tiếp kém linh hoạt.
- Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm hoặc thèm ngủ mà không ngủ được.
- Cảm giác lo lắng vô cớ và ý nghĩ tội lỗi với người thân, tự ti, cảm thấy mình vô dụng, nghĩ ngợi liên quan đến chết chóc.
- Có ý nghĩ và hành vi tự sát.
- Chán ăn, sụt cân.
Làm gì khi người thân bị trầm cảm?
Các bác sĩ khẳng định trầm cảm là bệnh có thể điều trị được, tuy nhiên bệnh dễ bị tái phát.
Khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị trầm cảm thì cần nắm vững những triệu chứng kể trên để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, kịp thời đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Nếu người thân bị trầm cảm, nên động viên, an ủi người bệnh, cho họ uống thuốc đều đúng chỉ định của bác sĩ.
Bệnh trầm cảm được hiểu như thế nào?
Khi bị căng thẳng hay gặp phải cú sốc tinh thần quá lớn thì tâm lý của con người rơi vào trạng thái “mất cân bằng”. Lúc đó không biết chia sẻ cùng ai chỉ biết im lặng một mình, lâu dần dẫn đến suy nghĩ tách biệt và không muốn trò chuyện.
Trầm cảm là một căn bệnh được giới y khoa lưu ý tới vào khoảng thế kỉ XVIII. Nhưng cho tới gần đây căn bệnh này mới phát triển ngày càng phát triển mạnh. Theo các chuyên gia nhận định, căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm và được mệnh danh là sát thủ giấu mặt.
Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỉ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh đứng thứ 2, trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Trầm cảm có tỉ lệ cao ở những người thất nghiệp, mất mát trong tình yêu, mất người thân, nợ nần.
Căn bệnh này có thể kéo dài trong một thời gian, tái phát trong nhiều lần dẫn tới khả năng lao động, học tập bị suy giảm. Với những trường hợp nặng, bệnh nhân có khuynh hướng tự tử cao. Còn mức độ nhẹ thì có thể tự thay đổi thói quen, hành vi mà không cần sử dụng thuốc.
Người trầm cảm có thể tự thấy mình vô dụng, không lối thoát và tự đổ lỗi cho bản thân về những cảm giác ấy. Khi họ nói chuyện hay tham gia một hoạt động nào đó nhưng cuộc nói chuyện trở lên tẻ nhạt hay có người cãi vã trong cuộc nói chuyện đó, họ sẽ tự đổ lỗi cho họ về việc này. Nếu đội mà họ tham gia hoạt động bị thua, họ cũng sẽ nghĩ chính họ là người làm không tốt dẫn đến đội bị thua. Cứ thế, họ dằn vặt và chìm trong lối suy nghĩ ảo do chính họ tạo nên.
Họ có thể suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết hay tự sát. Họ tự sát vì họ cảm thấy vô dụng trong cuộc sống, họ nghĩ tất cả mọi người sẽ xa lánh họ, vứt bỏ họ vì họ không làm được cái gì cho xã hội này.
Số người chết do trầm cảm với nguyên nhân tự sát chiếm 50%. Việc tự sát có thể âm thầm, bất ngờ không báo trước hoặc có thể có sự chuẩn bị trước, mà bạn tinh ý quan sát có thể hiểu ra được hành động nguy hiểm này ở những người mắc bệnh trầm cảm.
Trầm cảm khá nguy hiểm bởi chúng ta sẽ không biết được những người mắc phải đang nghĩ gì, muốn gì, có những khúc mắc gì để chia sẻ, để giải quyết vì họ luôn im lặng và âm thầm làm mọi thứ, luôn sợ sệt và hoang mang về một cái gì đó. Do vậy, bạn nên cẩn trọng với bệnh trầm cảm này, vì ranh giới giữa người mắc và người không mắc trầm cảm rất rất nhỏ. Chỉ cần một dư chấn nào đó gây sốc tinh thần là bạn có thể trở thành nạn nhân của “kẻ giấu mặt” trầm cảm.
Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang mắc trầm cảm sau sinh
Mẹ bầu là đối tượng hay mắc phải bệnh trầm cảm, nhất là sau khi sinh nở. Do mệt mỏi và căng thẳng với việc chăm sóc con, thiếu ngủ và hàng tá chuyện khác ảnh hưởng đến tâm trạng của các mẹ. Những dấu hiệu dưới đây sẽ “tố cáo” mẹ bầu đang mắc bệnh trầm cảm.
Suy nhược cơ thể
Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Đôi khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường không có căn cứ. Những phụ nữ suy nhược này có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà. Họ không buồn tắm rửa, chải chuốt.
Lo lắng
Những bà mẹ yếu hẳn sau sinh thường lo ngại về sức khỏe bản thân. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại chẳng tìm ra nguyên nhân. Thường là đau ở đầu và ở cổ. Những người khác lại đau lưng, đau ngực, có thể là do các vấn đề về tim. Bà mẹ có nhiều than phiền về sức khỏe đến nỗi điều này càng làm cho họ stress thêm.
Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.
Bà mẹ nhiều khi cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí bạn thân cũng không muốn gặp, không trả lời điện thoại hay thư từ. Trong trường hợp này, người mẹ thường không đến bác sĩ nên gia đình cần mời bác sĩ đến nhà.
Hoảng hốt
Những tình huống đơn giản xảy ra hàng ngày cũng khiến các mẹ hoảng hốt và không thể bình tĩnh lại. Vì thế, tốt nhất là giúp họ tránh những tình huống mà họ bị stress.
Căng thẳng
Căng thẳng thường đi kèm với trầm cảm. Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra.
Cảm giác bị ám ảnh
Bà mẹ bị trầm cảm thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ nên bạn có thể sẽ thấy các mẹ bầu tránh xa con mình, không đụng vào con khi chúng khóc...
Điều này thường không có nguyên do, nhưng nếu người mẹ sợ ảnh hưởng đến con mình thì nên báo với gia đình và bác sĩ.
Mất tập trung
Một bà mẹ trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem TV hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ sao mà kém quá, và đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Họ có thể ngồi đó không làm gì, chỉ nghĩ rằng họ cảm thấy rất tồi tệ.
Rối loạn giấc ngủ
Thường người bị trầm cảm rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm vì con khóc quấy, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.
Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối, nên bị mất ngủ lâu dài. Lúc này bác sĩ thường kê toa thuốc ngủ, nhưng đôi lúc dùng liều cao vẫn không hiệu quả. Trong trường hợp này, bà mẹ sẽ cảm thấy thất vọng hơn.
Tình dục
Mất hứng thú tình dục có thể xảy ra đối với các bà mẹ trầm cảm sau sinh, thường kéo dài một thời gian, nên các ông bố cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú tình dục sẽ trở lại khi mẹ hết trầm cảm. Các ông bố nên kiên nhẫn và cố gắng an ủi vợ hồi phục khỏi trầm cảm sau sinh.
Khi vợ gặp phải những dấu hiệu trầm cảm như vậy, các ông chồng nên âu yếm, vuốt ve, vỗ về vợ mình. Không nên buông lời khó nghe hay cáu gắt vì vợ không thỏa mãn mình.
Trên đây là những dấu hiệu hay gặp nhất đối với mẹ bầu mắc trầm cảm sau sinh, bạn nên tham khảo để biết và chữa trị kịp thời cho mình và người thân.