TĐKT - Nghề y là một công việc đầy khó khăn, vất vả nhưng cũng là nghề cao quý, mang ý nghĩa lớn lao. Lựa chọn nghề y là lựa chọn một con đường gian nan, khó khăn, nhiều áp lực, song với tình yêu nghề, đội ngũ y, bác sĩ luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh cao quý “trị bệnh cứu người”. Trong bài viết này chúng tôi muốn nói đến một người bác sĩ đặc biệt mà tên tuổi của ông gắn liền với một lĩnh vực có tính đặc thù cao: Chuyên ngành trầm cảm. Đó là PGS.TS Tô Thanh Phương (Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa 6, Viện Tâm thần Trung ương 1) - người nổi tiếng trong giới y khoa là tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam về chuyên ngành trầm cảm.

PGS. TS, Bác sĩ cao cấp, Thầy thuốc ưu tú Tô Thanh Phương

Theo lời kể của PGS.TS Tô Thanh Phương, sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1982 ông thực hiện nghĩa vụ quân sự, là bác sĩ quân y của Trường Sĩ quan Tên lửa - Ra đa (nay là Học viện Phòng không – Không quân). Từ tháng 1/1986 đến nay, ông chuyển ngành về công tác tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

Trong cuộc sống, có nhiều người chọn hướng đi rõ ràng ngay từ đầu nhưng cũng có những người chỉ đến với nghề một cách tình cờ, như một cái duyên. Con đường đưa PGS.TS Tô Thanh Phương đến với chuyên ngành trầm cảm là một “ngã rẽ” không hẹn trước. Đó là thời điểm năm 1989 khi ông đang là Phó trưởng Khoa 5 của Bệnh viện Thần kinh.

Có một bệnh nhân tên Chử Văn T, người Lai Châu, đang được điều trị tại Khoa khi đó. Mặc dù đã được bác sĩ trưởng khoa tiêm liều thuốc khá cao trong 1 tuần là Aminazine 25 mg ngày 6 ống, Haloperidol 5 mg ngày 4 ống, bệnh nhân T vẫn kích động dữ dội.

Thấy vậy, bác sĩ Tô Thanh Phương đã bỏ thời gian vài ngày theo dõi và thấy bệnh nhân có biểu hiện mắt đỏ, vẻ mặt u buồn, có lúc sụt sùi khóc, ngồi ở xó buồng. Nhận định trường hợp này là trầm cảm, ông đã mạnh dạn xin nhận điều trị cho bệnh nhân.

PGS.TS Tô Thanh Phương kể lại: “Cũng may trưởng khoa đồng ý và bảo tôi viết đơn chịu trách nhiệm. Sau khi giám đốc ký đồng ý thì tôi điều trị bằng công thức riêng của mình. Ngay ngày hôm sau, bệnh nhân đã thấy dễ chịu ngay. Sau 1 tuần, bệnh nhân T chuyển biến tốt. Từ đó tôi quyết tâm đi theo hướng điều trị trầm cảm.

Năm 1995, khi sang Pháp nghiên cứu lần 1, tôi thấy họ chỉ dùng thuốc chống trầm cảm đơn thuần cho bệnh nhân và họ nặng về liệu pháp tâm lý nên ít hiệu quả. Tôi mua nhiều sách đem về nghiên cứu.

Năm 2000 tôi bắt đầu làm luận án điều trị trầm cảm bằng thuốc an thần kinh phối hợp với thuốc chống trầm cảm. Thời điểm đó, an thần kinh là chống chỉ định điều trị trầm cảm. Năm 2002, tôi sang Pháp lần 2 và hỏi ý kiến các giáo sư. Các thầy thấy khả thi nên động viên tôi.

Kết quả, tôi đã báo cáo thành công luận án Tiến sĩ điều trị trầm cảm bằng an thần kinh phối hợp với chống trầm cảm đã đem lại hiệu quả rất cao. Hiện nay biện pháp chữa bệnh này đã thành phổ biến. Rất nhiều bệnh nhân trầm cảm đã khỏi bệnh”.

 Là một bác sĩ điều trị trầm cảm cho bệnh nhân, công việc của PGS.TS. Tô Thanh Phương gặp rất nhiều khó khăn, trong đó khó nhất là việc chẩn đoán bệnh bởi nếu chẩn đoán không đúng thì điều trị không hiệu quả.

“Việc tiếp xúc với bệnh nhân trầm cảm không dễ dàng và đòi hỏi người bác sĩ phải có chuyên môn, sự kiên nhẫn, tâm huyết với công việc, thấu hiểu, chia sẻ với người bệnh. Nhiều khi để làm được tốt công tác tư tưởng, những bác sĩ như tôi phải ngồi trò chuyện với bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân hàng giờ liền. Đôi khi chỉ nghe họ kể những câu chuyện vụn vặt không đầu không cuối và phải tự chắp vá lại để phán đoán hướng điều trị và động viên họ.” - PGS.TS Tô Thanh Phương chia sẻ.

Ông luôn tâm niệm rằng, là bác sĩ thì quan trọng nhất phải có cái tâm với nghề. Bác sĩ chữa trầm cảm thì càng quan trọng phải có cái tâm. Khi có cái tâm, nghĩa là bạn mới thực sự thương người bệnh. Khi đó, bạn sẽ thăm khám cho người bệnh bằng cả trái tim và khối óc mới ra được bệnh. Bởi rất nhiều người bệnh mà các triệu chứng không điển hình, rất khó để xác định 1 ca trầm cảm. Ngược lại, phải khám tỉ mỉ, khám lâu, hỏi kỹ và đồng cảm với người bệnh mới được. Nếu như nhiều bác sĩ khám cho bệnh nhân qua loa, thậm chí quát nạt thì không bao giờ chữa được trầm cảm.

Với mong muốn nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân trầm cảm, PGS.TS Tô Thanh Phương không ngừng tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, áp dụng những phương pháp điều trị mới. Ông chính là người đem kỹ thuật kích thích từ xuyên sọ - kỹ thuật mới nhất trong điều trị trầm cảm, tâm thần phân liệt từ Pháp về áp dụng ở Việt Nam. Hiện nay nhiều bệnh viện tâm thần trong cả nước đã sử dụng kỹ thuật này trong điều trị bệnh trầm cảm.

PGS.TS Tô Thanh Phương đã nghiên cứu đề tài dùng kích thích từ xuyên sọ điều trị chứng ảo thanh kéo dài đạt hiệu quả cao, 63,33% hết ảo thanh. (Ảo thanh là chứng bệnh nguy hiểm, đó là những tiếng nói trong đầu xui người bệnh tự tử, xui đánh hoặc giết người, xui bỏ nhà đi có khi không biết đường về. Nếu ảo thanh tồn tại trên 6 tháng thì không có loại thuốc nào chữa được). Bên cạnh đó là phương pháp trắc nghiệm về tâm lý cho kết quả nhanh, chính xác.

Hơn 30 năm gắn bó với nghề, PGS.TS Tô Thanh Phương không nhớ hết mình đã điều trị cho bao nhiều người bệnh, chỉ biết rằng, ông chưa từng bó tay trước bất kỳ bệnh nhân trầm cảm nào. Sự nhiệt tình, tận tâm, thấu hiểu và kiên nhẫn đã giúp ông mở được cánh cửa bí mật riêng biệt trong mỗi người bệnh, từ đó có được sự phối hợp tốt giữa bệnh nhân, gia đình trong quá trình điều trị.

Vẫn với cách làm đó, nhiệt huyết đó, PGS.TS Tô Thanh Phương tiếp tục âm thầm xoa dịu nỗi đau tâm hồn cho bệnh nhân của mình để giúp họ có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc. Ông cũng dự định sẽ viết một cuốn sách về các phương pháp chữa một số bệnh trầm cảm rất đặc hiệu mà nhiều bác sĩ hiện nay còn lúng túng.

Giữa cuộc sống bộn bề lo toan và áp lực khiến nhiều người rơi vào tình trạng trầm cảm như hiện nay, công việc của những bác sĩ chuyên khoa tâm thần như PGS.TS Tô Thanh Phương cũng áp lực và căng thẳng hơn nhưng họ vẫn là điểm tựa tin cậy của những người không may bị bệnh trầm cảm.

Nguyễn Quân

 

http://www.thiduakhenthuongvn.org.vn/dien-hinh-tien-tien/pgsts-thanh-phuong-nguoi-thay-thuoc-tai-nang-tam-huyet

Theo Lê Phương (Khám phá )

 

Đến nay, sau 5 ngày nhập viện, nữ giáo viên tên Thuận vẫn đang phải ăn xông và hàng ngày các bác sĩ phải dùng phương pháp kích thích từ xuyên sọ để điều trị.

 

 

                                                                                                                                                                  

Clip: Bác sĩ chỉ cách để sản phụ vượt qua trầm cảm sau sinh (Nguồn: Pháp luật TP.HCM)

 PGS.TS Tô Thanh Phương – PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, cách đây 5 ngày khoa Cấp tính nữ có tiếp nhận nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Thuận (hơn 30 tuổi, ở Vĩnh Phúc) trong tình trạng bị trầm cảm nặng, cơ thể gầy gò, xanh xao.

 

Khi nhập viện, bệnh nhân Thuận chống đối kịch liệt các bác sĩ và cả người nhà. Thậm chí trước đó chị Thuận còn tuyệt thực liên tục trong suốt 5 ngày, không giao tiếp với ai… 

 

Qua tiếp xúc với gia đình bệnh nhân, PGS Tô Thanh Phương nhận định, trường hợp nữ bệnh nhân này bị trầm cảm nặng sau sinh và đã tích tụ trong một thời gian dài, nên bệnh rất trầm trọng.

Khi vào viện, bệnh nhân chống đối nên các bác sĩ phải khống chế để điều trị.

 

Gia đình kể lại, bệnh nhân vốn là một giáo viên dạy giỏi. Sau khi lấy chồng và sinh con đầu lòng, cháu bé vừa chào đời đã bị dị tật bẩm sinh nên chị Thuận bị sốc và bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm.

 

Sau sinh, không biết nghe lời mách bảo của ai, chị Thuận đã bỏ đói con 5 ngày không cho ăn, không cho bú nên đứa bé đã tử vong.

 

Một thời gian sau, chị Thuận tiếp tục sinh con thứ thứ 2. Dù nhận được sự quan tâm của gia đình, nhưng khi cháu bé được 2 tuổi bỗng tử vong không biết nguyên nhân.

 

“Liên tục xảy ra biến cố trong cuộc sống, cô giáo trẻ sinh ra chán nản và sống thu mình với mọi người xung quanh. Một thời gian sau khi đứa con thứ 2 tử vong, nữ bệnh nhân tiếp tục sinh được 2 người con nữa. Nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng, vì thế gia đình đã đưa chị Thuận đến viện để điều trị”, PGS Tô Thanh Phương chia sẻ.

 

 

Khi vào viện, do chị Thuận bị kích động và không hợp tác điều trị, nên các bác sĩ đã phải cố định bệnh nhân bằng cách buộc chân, tay vào giường bệnh, đồng thời cho bệnh nhân ăn qua đường xông.

 

“Những phụ nữ bị trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh nói riêng, nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể để lại hậu quả khủng khiếp. Thực tế, đã có không ít những trường hợp tự sát hoặc sát hại con chỉ vì trầm cảm sau sinh”, PGS Tô Thanh Phương cảnh báo.

Các bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp kích từ xuyên sọ.

 

Đối với trường hợp nữ giáo viên trên, sau khi cố định được người bệnh, PGS Phương cùng với các cộng sự của mình đã áp dụng phương pháp điều trị trầm cảm mới nhất hiện nay, đó là kích thích từ xuyên sọ.

 

“So với các phương pháp truyền thống như điều trị bằng thuốc, kích thích từ xuyên sọ đạt hiệu quả cao và áp dụng cho những bệnh nhân nặng với liệu trình mỗi ngày kích thích từ 1 lần. Điều trị tần số tăng dần lên theo từng ngày và khả năng đáp ứng của người bệnh.

 

Thông thường sau khoảng 1 tháng điều trị, bệnh nhân sẽ ổn định và cho xuất viện. Sau đó, nếu có điều kiện bệnh nhân sẽ quay lại kích thích từ xuyên sọ 1 ngày/1 lần, còn nếu ở xa sẽ cho dùng thuốc”, PGS Phương phân tích.

 

Đến nay sau 5 ngày điều trị, chị Thuận đã bớt bị kích động hơn, đáp ứng điều trị tốt.

 

PGS Phương khuyến cáo, đối với phụ nữ sau sinh, người thân phải thường xuyên quan tâm, chia sẻ động viên để không bị ảnh hưởng sức khỏe cũng như suy nghĩ.

 

Nếu khi phát hiện những biểu hiện như không nói gì, sống thu mình, ngại tiếp xúc với mọi người hoặc có hành động khác thường thì cần nghĩ đến trầm cảm sau sinh và đưa đến cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán kịp thời.

 

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

 

 

căn bệnh tưởng chừng như đơn giản đó đã biến chị từ một cô gái đẹp thành người đàn bà trần trụi, mộng du. chị bị cưỡng bức tình dục rồi vô tình sinh con trong thế giới mà bản năng làm mẹ của chị không có.

người phụ nữ đi trong cõi mộng

tiến sĩ tô thanh phương - trưởng khoa cấp tính nữ (khoa t6), bệnh viện tâm thần trung ương i  - nhớ về những người phụ nữ bị hội chứng kỳ lạ dẫn đến những hoang tưởng rằng thế giới này thật đau buồn và chỉ muốn tìm bỏ đi như một con vật hoang.

"nhiều trường hợp bệnh nhân khổ lắm. người ta vẫn nói không có nỗi đau nào bằng nỗi đau mắc bệnh trầm cảm khiến bệnh nhân chỉ muốn chết và được chết", bác sĩ phương chia sẻ.

hội chứng xác sống thực ra là một dạng bệnh tâm thần.

bệnh nhân nguyễn thị tr. 30 tuổi (quốc oai, hà nội) trầm cảm nặng. khai thác tiền sử từ người thân bệnh nhân, các bác sĩ biết được chồng chị tr. đi ngoại tình với một người hàng xóm ngay cạnh. hắn lừa vợ vay tiền ngân hàng để làm ăn rồi ôm đống tiền bỏ đi theo người tình. một tháng sau, anh ta về nhà. trên hành trình trốn chạy cùng người tình, hắn đã tiêu hết khoản tiền vay ngân hàng.

không nói chuyện, không cười, không khóc, ánh mắt chị ngày càng đờ đẫn hơn. khóe mắt khóc nhiều ngày chồng bỏ đi không còn lanh lợi, thay vào đó nó trở nên vô hồn. mỗi ngày đi qua, chứng trầm cảm của chị nặng thêm. ai cũng nghĩ chị buồn chuyện gia đình nên như vậy. khi sóng gió qua, anh chồng cũng biết lỗi thì chị sẽ vui dần lên, cốc nước nóng sẽ nguội dần nhờ thời gian.

nhưng ngày đó càng xa dần mà thay vào đó là căn bệnh 'lạ" của chị xuất hiện. không vật vã trách móc chồng, chị tr. như một người đàn bà từ thế giới khác bước về. khi hỏi chuyện, chị ít tiếp xúc và tỏ rõ sự bất cần đời. chị nói với mẹ đẻ của mình: "cuộc sống không bằng cái chết. có khi con chết đi cho nhanh".

thế rồi, chị tr. bỏ đi hoang khắp nơi. trong vô thức của chị, cuộc sống này buồn chán lắm, mọi người đang sắp chết đến nơi rồi, não của chị bị ủng úa và thân hình tàn tạ. bỏ nhà ra đi, chị giống như một con thú dại, tối đâu là nhà, ngã đâu là giường. có những đêm chị nằm ngủ trên đê, ngoài bờ sông. hơn 10 ngày đi hoang, chị không nhớ được những gì. chồng chị lo sợ đã bỏ trốn mất vì không muốn sống cùng người điên. hai đứa con gái nhỏ cũng sợ mẹ.

bà nan, mẹ chị tr., đành ngậm ngùi thuê người đi tìm con gái. về nhà, gia đình bàn bạc đưa chị đi khám bệnh tại bệnh viện tâm thần. các bác sĩ kết luận chị tr. bị hội chứng cotard, hay còn gọi là hội chứng xác sống.

trong lúc tỉnh, lúc mơ chị vẫn kể lại ngày chị lang bạt giang hồ và có nhiều người đàn ông đã cưỡng bức chị. không có cảm giác, nên khi bị lạm dụng tình dục chị không hề hay biết. người chị như một xác sống. khoái cảm tự nhiên bây giờ cũng không khiến chị rung động. vừa vào điều trị, bác sĩ phát hiện chị tr. có bầu.

Điều đáng buồn, cái thai xuất hiện trong khoảng thời gian chị đi hoang nên bố đứa trẻ là câu hỏi khó với gia đình. lo sợ bị bệnh truyền nhiễm, chị tr. còn được thử máu nhưng may mắn căn bệnh thế kỷ không nhiễm vào máu chị. Đứa trẻ sinh ra trong vô thức của người mẹ. bản năng làm mẹ ở chị tr. không còn. nhìn đứa trẻ, chị không âu yếm. trong cơn buồn chán, chị tr. còn tự tay xé toạc vùng kín. máu chảy nhưng người phụ nữ vẫn không biết đau. chị chỉ ngồi im nhìn mọi người xung quanh đang chỉ trỏ.

bác sĩ tô thanh phương kể, những người phụ nữ bị chứng khiến họ trở nên hoang tưởng. phụ nữ bị điên thì trăm cái khổ. nhiều trường hợp người thân dành bó tay, nuốt nước mắt để họ "phá cũi xổ lổng" đi như ma ám ngoài mưa gió, lều quê quán chợ, "tới đâu là nhà, ngã đâu là giường". trước khi đi, nhiều bà mẹ cực chẳng đã còn đặt vòng tránh thai hoặc triệt sản cho con gái điên của mình, để tránh bị mang thai khi gặp "yêu râu xanh".

thế nhưng, vẫn có những người đàn bà phải rời nhà thương điên sang bệnh viện phụ sản. thậm chí có bệnh nhân nữ đang hò hét trong trạng thái khỏa thân thì lên cơn đau đẻ, nhập viện sản và sinh nở một cách ngơ ngẩn, thẫn thờ.

Ảnh minh họa

ảo giác xui khiến thích làm nghề đào mộ

trường hợp của bệnh nhân vũ văn x., 24 tuổi, quê ở thanh hà, hải dương lại có biểu hiện rất lạ. lúc nào x. cũng cho rằng mình được người ta xui khiến đi đào mả nhà hàng xóm. nghĩa trang của thôn, x. mang cuốc, xẻng ra đào hết lên. Ở thôn người ta phải cử người trông coi x. vì sợ cậu sẽ "san bằng" nghĩa địa.

tìm tiểu sử của x. bác sĩ phát hiện cậu không có mâu thuẫn gì với bất cứ gia đình, cá nhân nào trong thôn nhưng không hiểu sao x. lại có ý nghĩ như vậy. trả lời người thân, x. liên tục cho rằng chủ nhân của ngôi mộ nhờ cậu đào lên. x. liên tục khẳng định mình không làm sai mà chính những gia đình có người thân nằm ngoài nghĩa địa đã làm sai khi họ bảo đào mộ họ lên thì không đào mà để người đó phải đến nhờ x. ra đào hộ.

x. luôn chứng tỏ bản năng có thể nghe thấu người âm nói gì của mình. cậu chỉ vào đầu mình và nói: "não này là của trời ban cho, là con của trời nên sẽ thay trời giúp đỡ người đau khổ". x. ám chỉ người đau khổ là những người nằm dưới mộ sâu. hãi hùng hơn, nhiều đêm cậu lăn, lê, bò, soài trên những ngôi mộ đã xây vững chắc. x. tỏ ra đau khổ khi cuốc, xẻng của cậu cũng không giúp người nằm dưới mồ xây chắc chắn kia có thể lên dương thế được.

người nhà của x. cho biết cậu không có biểu hiện gì lạ trước đó. năm ngoái, x. từ tây nguyên về nhưng cậu vẫn chăm chỉ giúp bố mẹ làm ăn. vào một ngày nọ, gia đình đang ăn cơm thì thấy x. vác cuốc đi ra ngoài cánh đồng hướng về phía nghĩa địa. thấy vậy, mẹ x. chạy theo hỏi thì x. trả lời "đi đào mộ".

bà tưởng con mình nói đùa, nào ngờ buổi chiều có người đến gia đình mắng "thằng x. đã đào ngôi mộ chưa đến giỗ đầu tung hết lên". Đào bằng cuốc mệt, x. dùng tay bốc đất ném lên. vừa đào, cậu vừa lẩm bẩm "sao phải khổ thế này". gia đình, hàng xóm chạy ra nghĩa địa xem "cái thằng x. nó đào mả cả làng lên rồi".

x. hay nói biểu hiện của người chết hơn là người sống. cậu cho rằng đời sống này khổ cực quá, địa ngục không phải là ở âm ti mà trên trần gian, vì thế những người chết phải lên trần gian để trở về với địa ngục thật. x. luôn cho rằng mình nghe được những người dưới mồ nói chuyện. 

người nhà x. ban đầu nghĩ x. bị ma làm. gia đình thuê thầy cúng cả tháng, bệnh tình của x. ngày càng nặng hơn. x. không có biểu hiện phá phách mà cậu chỉ hoang tưởng rằng mình là người cứu nhân, độ thế cho cõi chúng sinh. có lần, nửa đêm x. bỏ nhà ra nghĩa địa cuốc bới hết những ngôi mộ chưa xây. cả làng bị động mộ, còn x. cho rằng "người nằm dưới mộ nhờ cậu cuốc lên".

các bác sĩ bệnh viện tâm thần trung ương chẩn đoán, x. mắc chứng loạn thần và do ảo thanh sai khiến. khi ảo thanh xuất hiện, cậu không chiến thắng được ảo thanh nên đã làm theo.

tiến sĩ tô thanh phương - vị tiến sĩ đầu tiên ở việt nam nghiên cứu chi tiết về bệnh trầm cảm trong đó hội chứng cotard hay còn gọi là hội chứng xác sống. Ông cho biết ở hội chứng này, bệnh nhân hoang tưởng phủ định bản thân, phủ định thế giới cho rằng bản thân mình chỉ là cái xác còn phần hồn đã không còn. người bị hội chứng này luôn muốn tìm đến cái chết bất cứ lúc nào.

Đa số những bệnh nhân bị trầm cảm nặng không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hội chứng này. việc điều trị cũng tùy thuộc vào từng bệnh nhân. có bệnh nhân nhận thuốc, nhưng cũng có bệnh nhân không nhận thuốc.

Ở việt nam, bệnh trầm cảm đã được quan tâm hơn nên ít bệnh nhân bị trầm cảm nặng phải nhập viện. những trường hợp chỉ muốn chết và cho rằng mình đã chết đi hoang sống vạ vật như hồn ma trên dương thế không nhiều nhưng cũng đủ cho các bác sĩ nhớ đời. biểu hiện của tr và x. đều là một dạng trầm cảm nặng, bệnh nhân hoang tưởng và phủ nhận thân xác mình cho rằng mình có quyền năng tuyệt đối.

btv