Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý hay gặp trong thực hành tâm thần học cũng như trong thực hành đa khoa. Trầm cảm có xu hướng gia tăng và chiếm khoảng 20-30% dân số, trong đó rối loạn trầm cảm điển hình chiếm 4,4% (Mỹ M), 5,2% ( Italie ), 5,3% ( Nouvelle-Zélande), 3,4% (Séoul S), 3,4% ( nam) và 6% (nữ n) (PhápP), Việt nam ( 2,8%). Hàng năm trên thế giới có tới hàng trăm triệu người được phát hiện là trầm cảm. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 18 đến 44, tuổi khởi phát trung bình là 25,6, nữ bị rối loạn trầm cảm cao gấp 3 lần nam . Khoảng 45-70% những người tự sát mắc bệnh trầm cảm và 15% bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát . Rối loạn trầm cảm có tỷ lệ tái phát cao. Có tới 80% trầm cảm điển hình có ý định tự sát, trong đó 2/3 nói ra ý định của mình, ý định tự sát thường có sự kết hợp giữa lo âu và trầm cảm.
Trầm cảm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhiều tác giả cho là có sự biến đổi của các chất trung gian hoá học trong hệ thống thần kinh trung ương như sérotonine, noradrenaline và dopamine. Các thay đổi nồng độ một số hormon thyroxin, corticoid, một số chất điện giải, hoặc một số thành phần miễn dịch đều có thể gây ra trầm cảm. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu về yếu tố di truyền của bệnh trầm cảm. Một số nghiên cứu về sinh lý thần kinh ở 3 vùng là Hồi Hải mã, Hạnh nhân và Vỏ não ở những bệnh nhân trầm cảm điển hình và đã cho thấy :
Giảm thể tích Hồi hải mã ( 8-19%) do giảm tăng sinh tế bào và sự co lại của các đuôi gai vùng đỉnh của các tế bào thần kinh tháp CA3, là hồi liên quan đến khả năng học tập, trí nhớ và điều hoà cảm xúc. Hồi Hải mã nằm bên trong thuỳ Thái dương, là một phần của hệ Viền và được chia làm 5 phần : Hồi răng, vùng CA1, CA2, CA3 và sừng Ammon. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có sự giảm sút yếu tố dinh dưỡng tế bào thần kinh xuất phát từ não ( BDNF ) và yếu tố tăng trưởng thần kinh ( NGF ), điều này giải thích cho tính linh hoạt tế bào thần kinh được quan sát thấy trong bệnh trầm cảm cũng như sự tăng cường phóng thích glutamate và corticoids.
Tăng thể tích ở Hạnh nhân phải, mất sự đối xứng. Vùng Hạnh nhân được hoạt hoá khi có các cảm xúc tiêu cực xảy ra như buồn bã và lo âu. Hạnh nhân là một phần của hệ Viền và đóng vai trò quan trọng đối với sự thức tỉnh (phản ứng cần thiết nhằm đối phó với những mối đe doạ tiềm ẩn từ bên ngoàip), đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện các bản năng sống còn, sự nỗ lực và cảm xúc ở người, đặc biệt là sự sợ hãi. Hạnh nhân có liên quan với sự khoái lạc và có sự kết nối với võ não và hải mã.
Giảm thể tích Vỏ não vùng trán mắt, giảm toàn bộ 7% thể tích thuỳ trán cho đến đến 48% vùng vỏ não trước trán dưới gối, mất các tế bào đệm vùng vỏ não trước trán dưới gối. Vỏ não là lớp gấp nếp mỏng nằm ngoài cùng của não và được chia làm 4 thuỳ : thuỳ Trán, thuỳ Đỉnh, thuỳ Thái dương, thuỳ Chẩm. Các nghiên cứu hình ảnh học cũng phát hiện thấy giảm cung lượng máu não và chuyển hoá glucose ở vùng vỏ não cũng như ở các cấu trúc hệ viền. Stress có thể làm thay đổi chức năng của các tế bào thần kinh. Sự thay đổi của BDNF ở vùng vỏ não trước trán cũng liên quan tới quá trình teo và chết các tế bào thần kinh trong trầm cảm.
Trầm cảm để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội về sức lao động cũng như về kinh tế. Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới ( OMS -1996), Nakajima H, hơn 1, 5 tỷ người có những biểu hiện về rối loạn tâm thần trong đó có khoảng 340 triệu người bị rối loạn trầm cảm, trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây mất khả năng lao động đứng hàng thứ hai sau tim m?ch vào năm 2020. Kinh phí chi cho trầm cảm rất lớn, ở Mỹ chi cho trầm cảm (1991) là 45 tỷ đôla, cho tâm thần phân liệt là 65 tỷ đôla và cho Tim mạch là 120 tỷ đôla. Không những thế nhiều bệnh nhân trầm cảm đã tìm đến cái chết để giải thoát mọi khổ cực và bi quan về cuộc đời do bệnh gây ra. Do vậy nhiều nước đã đưa chương trình phòng và chống bệnh trầm cảm vào chương trình quốc gia trong đó có Việt nam. Bệnh trầm cảm cũng đã được phân loại một cách chi tiết trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế năm 1992 (ICD.10 mục F33 I), từ các bệnh trầm cảm điển hình nhất đến các bệnh trầm cảm không điển hình, bị che đậy bởi các bệnh thực thể cũng như các giai đoạn tái diễn của trầm cảm.
Trầm cảm điển hình đặc trưng bởi trạng thái buồn rầu, đau khổ, cảm thấy tương lai ảm đạm, lời nói chậm chạp, liên tưởng khó khăn, giảm sút lòng tin, tự cho mình là hèn kém, mất dần các thích thú trước đó và có thể xuất hiện các triệu chứng loạn thần như hoang tưởng, ảo giác. Trầm cảm điển hình thường kèm theo rối loạn các chức năng sinh học như mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, khi bệnh nặng có thể từ chối ăn và bệnh nhân sẽ chết trong tình trạng suy kiệt do rối loạn nước và điện giải. Các biểu hiện lâm sàng của rối loạn trầm cảm rất đa dạng, các triệu chứng loạn thần của rối loạn trầm cảm nặng cũng rất khác nhau giữa các dân tộc, quốc gia, vùng lãnh thổ.