config

Báo cáo 2 bệnh nhân trầm cảm do nghiện Game và methamphétamine được điều trị bằng seroquel phối hợp với thuốc chống trầm cảm và an thần kinh

TS. Tô Thanh Ph­ương - BVTTTW1

     Trầm cảm hiện nay là một bệnh thời sự, xã hội càng phát triển thì tỷ lệ trầm cảm càng gia tăng do áp lực cuộc sống đè nặng. Trầm cảm các dạng khác nhau chiếm tới 20% dân số, trầm cảm điển hình chiếm 5% trong số đó. Đa số BN trầm cảm nằm trong khoảng tuổi > 16- <45, đó là độ tuổi lao động vàng

     Hậu quả của trầm cảm để lại rất nặng nề với hoàn toàn mất khả năng lao động, học tập và sáng tạo, nguy hiểm nhất là tỷ lệ tự sát rất cao ( 80% BN trầm cảm có ý định và hành vi tự sát).

   Đã có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân phát sinh bệnh trầm cảm nhưng cho đến nay vẫn chưa khẳng định được đâu là nguyên nhân chính. Hiện nay có nhiều tài liệu nói về các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trầm cảm như  sau :

Yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình có người trầm cảm không có nghĩa là con cái hoặc những thành viên khác của gia đình đều mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, người ta thấy tỷ lệ mắc trầm cảm trong những gia đình có người mắc bệnh trầm cảm thường có tỷ lệ cao hơn so với những người không có yếu tố gia đình. Nhiều nghiên cứu về gen cho rằng có thể trầm cảm có yếu tố di truyền, các nghiên cứu về các cặp sinh đôi cho thấy một trong số họ mắc trầm cảm thì 40-50% người kia có nguy cơ bị trầm cảm. Tuy nhiên, các chỉ số này không cao hơn so với các bệnh di truyền khác .

Yếu tố nhân cách : Vấn đề nhân cách cũng như cách ứng xử đối với các vấn đề cũng có thể góp phần làm xuất hiện trầm cảm. Những người có nhân cách yếu, rụt rè, thụ động và ít có chính kiến của mình, hay lo lắng, phụ thuộc quá nhiều vào người khác, yêu cầu quá cao, hay che dấu những tình cảm của mình, ít thổ lộ tâm tư nguyện vọng của mình với người khác...là những người có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm .

Các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường Nhiều bệnh trầm cảm xuất hiện sau các sự kiện phức tạp của cuộc sống như vỡ nợ, thi trượt, học quá căng thẳng mà không có thời gian nghỉ ngơi, thất bại trong tình yêu, nguyện vọng không đạt hoặc phải sống trong môi trường căng thẳng về tâm lý, bạo lực gia đình, tiếng ồn trong nhà máy, ô nhiễm môi trường nặng... Hiện nay nổi lên là vấn đề nghiện Game và nghiện Methamphetamine (ma túy đám) thường gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Yếu tố sinh học: Trầm cảm có thể xuất hiện khi khi cơ thể có những thay đổi như: có thai, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút. Những bệnh nhân trầm cảm theo mùa rất nhậy cảm với những thay đổi mùa, bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân -hạ, thu-đông do cường độ ánh sáng ban ngày yếu đã làm giảm nồng độ Melatonine trong huyết tương, Melatonine có tác dụng điều hoà khí sắc

      Trầm cảm có thể tự nhiên đến với chúng ta, ngược lại chúng ta cũng có thể tự chuốc lấy trầm cảm vào mình. Khi chúng ta bị trầm cảm mà chúng ta không biết cách chữa và phòng tránh tái phát thì có thể để lại những hậu quả đáng  tiếc.

   Sau đây chúng tôi xin nêu 2 BN tự chuốc bệnh trầm cảm vào mình như  sau:

Bệnh nhân 1

Họ và tên: Hoàng Huy H       Sinh : năm 1992

Địa chỉ:  Thị xã Sông công - Thái nguyên

Điều trị: 1.10.2013

Lý do điều trị:  Trầm cảm sau nghiện  Game Online.

Bệnh sử:

       Bệnh nhân là con thứ 1/2. Tiền sử sản khoa bình thư­ờng. Sự phát triển về thể chất và tâm thần từ nhỏ đến lớn hoàn toàn bình thư­ờng, ít ốm đau. Học hết 12/12, đang là sinh viên năm thứ 2 Đại học CN - Hà Nội. Tính tình hiền lành ngoan ngoãn.

     Bệnh nhân chơi Game Online gần 1 năm nay khiến việc học hành sút kém và phải bỏ giữa chừng do suốt ngày ngồi quán, không có tiền nên đã cắm cả xe máy, về nhà ăn trộm tiền của bố mẹ để chơi Game, thi lại nhiều và sau đó phải bỏ học.

      Đầu tháng 7. 2013, BN bỏ học về nhà. Gia đình thấy bệnh nhân có những biểu hiện khác thư­ờng: mặt buồn rầu, bi quan chán nản xa lánh mọi ngư­ời, lầm lỳ ít nói, dễ cáu gắt, không vừa ý là quát tháo lung tung. Chỉ ở trong nhà và ít khi ra khỏi nhà, không muốn chơi Game nữa. Không muốn và không làm các việc trong gia đình, hay ngồi 1 mình tư­ lự, thấy ai đến là lảng tránh và nhiều lần muốn tự sát, l­ười vệ sinh cá nhân và gia đình thư­ờng xuyên phải nhắc nhở. ăn kém, người gầy sút nhiều, đêm ít ngủ. Sau khi về nhà 1 tháng thì bệnh có xu hướng nặng hơn, khi bố vừa nói động đến là chửi lại, đập phá la hét ầm ĩ, đánh bố mẹ, lao vào tấn công mọi người và gia đình đã phải trói đưa đến BV Thái nguyên điều trị bằng Aminazin 25 mg ngày 4 ống, Haloperridol 5 mg ngày 4 ống, tiêm 2 ngày thì chuyển thuốc uống levomepromazine 25 mg ngày 6 viên, Oxeflu 20 mg ngày 2 viên, sau 2 tuần thì ra viện với chẩn đoán trầm cảm nặng có loạn thần.

    Mấy tháng gần đây BN vẫn uống thuốc đều ngày 3 viên levomepromazine và 2 viên Oxeflu nhưng bệnh vẫn không ổn, thường xuyên kêu buồn chán, vẫn muốn tự sát và hay gây sự  với gia đình.

     Gia đình đưa đến BS công tác tại BVTTTW điều trị.

Tiền sử: Nghiện Game Online gần 1 năm nay

Gia đình: Không ai bị bệnh tâm thần, động kinh

Khám bệnh:

- Nội khoa : BT

- Thần kinh: BT

- Tâm thần:

Biểu hiện chung: Tiếp xúc hạn chế, căng thẳng, hằn học, phải trói đ­ưa vào viện

   ý thức: Không rối loạn

- Tình cảm, cảm xúc:   Khí sắc giảm, nét mặt buồn rầu.

- Tri giác: Không có ảo thanh

- T­ duy :

      + Hình thức: Nhịp chậm.

         + Nội dung: Không có hoang tưởng

- Hành vi :

         + Hoạt động có ý chí: Giảm, không làm đ­ược việc, nhiều lần muốn tự sát.

         + Hoạt động bản năng: ăn kém

         + Bức bối khó chịu trong ng­ười

- Trí nhớ: BT

- Trí năng: Giảm

- Chú ý: Không tập trung vào câu hỏi. Khi đang hỏi thì hay quay sang chỗ khác nghe các bệnh nhân khác nói chuyện.

Các xét nghiệm: đã cho làm các xét nghiệm cơ bản

Tóm tắt triệu chứng và hội chứng

Rối loạn cảm xúc : Không ổn định, dễ bùng nổ cáu gắt, căng thẳng, khí sắc giảm, nét mặt buồn rầu.

Rối loạn t­ư duy : nhịp chậm

Rối loạn hành vi : Lầm lỳ, xa lánh mọi ng­ười không muốn tiếp xúc với ai, thích ngồi 1 mình trong nhà, nằm nhiều, không làm đ­ược gì. ăn kém.

-         Rối loạn trí nhớ: Không tập trung

-         Trắc nghiệm tâm lý : Test Beck  (trầm cảm nặng t)

Phân tích các triệu chứng của trầm cảm ở bệnh nhân này:

A. Các triệu chứng chính:

- Cảm xúc: Khí sắc giảm, buồn rầu

- Giảm hứng thú, không còn muốn chơi Game như trước đó

- Giảm năng lượng, không làm việc, suốt ngày mệt mỏi

B. Các triệu chứng thường gặp:

-.Giảm khả năng tư duy hoặc giảm tập trung, do dự, không quyết đoán.

-  Giảm tự trọng và lòng tự tin

-  Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan.

-  Có ý tưởng và hành vi tự sát bất kỳ dạng nào.

-. Rối loạn giấc ngủ bất kỳ dạng nào.

-  Ăn không ngon miệng cùng với sự biến đổi trọng lượng tương ứng.

B. Thời gian bị bệnh: 4 tháng

Nh­ư vậy:Bệnh nhân này đủ tiêu chuẩn chẩn đoán là Giai đoạn trầm cảm nặng không có loạn thần. Với: 3 triệu chứng chính, 6 triệu chứng phụ và 1 triệu chứng nặng là luôn muốn tự  sát.

c. Chẩn đoán: Giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần

Điều trị:

    Chúng tôi đã điều trị như  các loại BN đã dùng nhưng lần này có kết hợp như  sau:

Từ 1-3.10.2013:

  1. levomepromazine 25 mg ngày 3 viên, trưa 1 tối 2
  2. Oxeflu 20 mg ngày 2 viên, trưa 1 tối 1
  3. Seroquel XR 50 mg  ngày 2 viên, trưa 1 tối 1.

Từ 4 - 30.10.2013:

  1. levomepromazine 25 mg ngày 3 viên, trưa 1 tối 2
  2. Oxeflu 20 mg ngày 2 viên, trưa 1 tối 1
  3. Seroquel XR 300 mg  ngày 1 viên uống tối.

   Sau 1 tháng thì BN vui vẻ, dễ chịu, thoải mái, sau 2 tháng điều trị thì BN lại muốn quay về trường để học

      Nh­ư vậy, với công thức này thì sau 2 tháng BN đã thấy dễ chịu, và từ đó đến nay Tâm thần ổn định tốt và đã muốn đi học, không còn chơi Game nữa

 

Bệnh nhân 2

Họ và tên: Đỗ văn D       Sinh : năm 1984

Địa chỉ:  Thành phố Vinh – Nghệ an

Điều trị: 10.1..2013

Lý do điều trị:  Trầm cảm sau sử dụng Amphétamine.

Bệnh sử:

       Bệnh nhân là con thứ 1/2. Tiền sử sản khoa bình thư­ờng. Sự phát triển về thể chất và tâm thần từ nhỏ đến lớn hoàn toàn bình thư­ờng, ít ốm đau. Tính tình hiền lành ngoan ngoãn. Học hết 12/12, đã tốt nghiệp thạc sỹ tại Trung Quốc, hiện là giảng viên trường thể dục thể thao .

     Sau khi ở Trung quốc về, bệnh nhân được bạn bè rủ đi chơI và cho sử dụng ma túy đá (Amphétamine) và nhanh chóng bị nghiện. Trong thời gian 2 năm dùng ma túy đá, BN thường xuyên xuất hiện những tiếng nói đe dọa trong đầu, luôn thấy căng thẳng rất khó chịu  và nhiều lúc chỉ muốn cầm dao đâm chết người khác rồi tự  sát, vì luôn thấy rất bức bối khó chịu trong người, hoặc chỉ muốn đấm đá người nào đó cho dễ chịu…BN luôn phải kìm nén để không xảy ra án mạng. Mỗi lần như vậy gia đình lại cho đến trung tâm cai nghiện của tỉnh để cai, sau vài tháng BN lại sử dụng lại do thèm thuốc, BN nói là buồn quá nên lại thèm thuốc. Gia đình đã cho cai nhiều lần không thành, cơ quan đã định thải hồi nhưng vì mối quan hệ của bố nên BN vẫn chưa bị thải hồi.

     Ngày 10.1.2013, gia đình cho đến bác sỹ công tác tại BVTTTW1 điều trị sau khi mới cai nghiện ở tỉnh xong.

Tiền sử: Nghiện  Amphétamine 2 năm nay đến khi đến điều trị. 

Gia đình: Không ai bị bệnh tâm thần, động kinh

Khám bệnh:

- Nội khoa : BT

- Thần kinh: BT

- Tâm thần:

Biểu hiện chung: Tiếp xúc được, thể trạng gầy, mệt mỏi.

   ý thức: Không rối loạn

- Tình cảm, cảm xúc:  Cảm xúc buồn rầu chán nản, khí sắc giảm rõ rệt.

- Tri giác: Không có ảo thanh

- T­ duy :

      + Hình thức: Nhịp chậm.

         + Nội dung: Không có hoang tưởng

- Hành vi :

         + Hoạt động có ý chí: Giảm, không làm đ­ược việc, nhiều lần muốn tự sát.

         + Hoạt động bản năng: ăn kém

         + Bức bối khó chịu trong ng­ười

- Trí nhớ: BT

- Trí năng: Giảm

- Chú ý: Không tập trung vào câu hỏi. Mệt mỏi lờ đờ

Các xét nghiệm: đã cho làm các xét nghiệm cơ bản

Tóm tắt triệu chứng và hội chứng

Rối loạn cảm xúc : Không ổn định, dễ bùng nổ cáu gắt, căng thẳng, khí sắc giảm, nét mặt buồn

Rối loạn t­ư duy : nhịp chậm

Rối loạn hành vi : Lầm lỳ, xa lánh mọi ng­ười không muốn tiếp xúc với ai, thích ngồi 1 mình trong nhà, nằm nhiều, không làm đ­ược gì. ăn kém. Vẫn muốn sử dụng ma túy đá, nhiều lúc bức bối khó chịu trong người.

Rối loạn trí nhớ: Hay quên

Trắc nghiệm tâm lý : Test Beck  (trầm cảm nặng t),

Chẩn đoán: Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần trên bệnh nhân nghiện amphétamine (các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng nhiều loại ma túy và sử dụng các chất tác động tâm thần khác – F19 c)

Điều trị:  Từ 10-13.01.2013:

  1. Olanzpine 10 mg ngày 3 viên, trưa 1 tối 2
  2. Oxeflu 20 mg ngày 2 viên, trưa 1 tối 1
  3. Seroquel XR 50 mg  ngày 2 viên, trưa 1 tối 1.

Từ 14 -1. 2013 đến 14.04.2013:

  1. Olanzpine 10 mg ngày 3 viên, trưa 1 tối 2
  2. Oxeflu 20 mg ngày 2 viên, trưa 1 tối 1
  3. Seroquel XR 300 mg  ngày 1 viên uống tối.

    Sau 1 tháng thì BN vui vẻ, dễ chịu, thoải mái, cảm giác thèm ma túy không xuất hiện. Tháng 8. 2013 BN thii đỗ nghiên cứu sinh và hiện tại đang theo học nghiên cứu sinh và trở về bộ môn công tác bình thường.  Cho đến nay, BN hoàn toàn không còn cảm giác thèm ma túy nũa.

Một vài nhận xét sơ bộ

  - Một số người trẻ ham chơi đã tự biến mình từ người khỏe mạnh thành người bệnh lý. Cả 2 dạng nghiện này đều dẫn đến những hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều người trong số họ đã bị trầm cảm khiến người bệnh phải cai đi cai lại nhiều lần vì cai được rồi nhưng buồn chán do trầm cảm nên lại tái nghiện trở lại.

- Cần kiểm tra những đối tượng này xem có bị trầm cảm không để điều trị kịp thời